Thế giới đang thay đổi và hành tinh của chúng ta cũng đang thay đổi theo nó. Ô nhiễm là cái giá quá đắt để trả cho sự phát triển nhưng điều đó cũng không thể nào ngăn cản việc ô nhiễm vẫn đang diễn ra giữa các thành phố.
Quản lý chất thải, ô nhiễm không khí, dịch vụ bệnh viện và sự hiện diện của các bệnh truyền nhiễm cùng lượng nước có thể uống được là những đo lường để có thể đánh giá sự bẩn của một địa điểm. Danh sách chúng tôi thể hiện dưới đây chính là kết quả của 10 thành phố bẩn nhất trên thế giới.
- Top 10 Thành Phố Đắt Đỏ Nhất Ở Mỹ
- Top 10 Thành Phố Đáng Sống Nhất Trên Thế Giới
- Top 10 Thành Phố Sạch Nhất Thế Giới
- Top 10 Thành Phố Bị Ô Nhiễm Không Khí Nặng Nề Nhất Trên Thế Giới
- Top 10 thành phố đông dân nhất trên thế giới
1. Port Harcourt, Nigeria
Với dân số khoảng 1,5 triệu người, Port Harcourt đứng đầu trong danh sách những thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới. Thành phố ở Nigeria này gặp phải hai vấn đề lớn nhất là các bệnh do ô nhiễm nước và hệ thống quản lý chất thải kém. Nhiều công ty có trụ sở tại Port Harcourt đã đổ các chất thải của họ ra dòng sông Aba, chạy qua miền nam Nigeria. Trong sân bay chính của thành phố, phòng chờ khách chỉ trông đơn giản giống như một chiếc lều. Hơn nữa, sân bay có vấn đề nghiêm trọng với máy lạnh, bàn ghế và dịch vụ khách hàng.
2. Luanda, Angola
Một thành phố châu Phi thuộc danh sách của chúng tôi với vị trí top hai những thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới. Luanda còn được biết đến như một trong những thành phố đắt đỏ nhất. Gần đây một vụ dịch tả bùng phát trở lại đã khiến thành phố đạt tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới do bệnh này với hơn 2.000 trường hợp tử vong. Chỉ trong một năm, đã có 77 trường hợp tử vong được báo cáo là do dịch tả. Hầu hết nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do người dân phải uống nước không vệ sinh.
3. Lome, Togo
Lome nằm ở phía Tây của lục địa châu Phi. Quản lý chất thải chưa tốt là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề sức khỏe của người dân khu vực này. Do không được tiếp cận với nước sạch nên thành phố đang phải chiến đấu chống lại các bệnh truyền nhiễm liên quan đến nước. Có rất nhiều người dân phải uống nước ô nhiễm để duy trì sự sống.
4. Mát-xcơ-va, Nga
Đây thành phố lớn nhất ở Nga với dân số khoảng 13 triệu người, Moscow là thủ đô của Liên bang Nga. Rất nhiều nhà máy và xe ô tô đã làm ô nhiễm không khí. Đây là một vấn đề lớn đối với người dân tại Moscow và đã khiến thủ đô của Nga – thành phố duy nhất của châu u lọt vào danh sách này, trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới.
5. New Delhi, Ấn Độ
New Delhi là thủ đô của Ấ Độ. Nơi đây tập trung các cơ quan đầu não của cả thành phố New Delhi nói riêng và của cả Ấn Độ nói chung. Được thành lập vào năm 1911 và được thiết kế bởi kiến trúc sư người Anh, thành phố có dân số khoảng 17 triệu người. Do sự đông đúc của thành phố nên việc tiểu tiện bừa bãi nơi công cộng và những đống rác thải không phải là hiếm gặp trên đường phố. Một trong những vấn đề lớn đối với du khách là chỗ ở. Hầu như các khách sạn đều khá bẩn và không trang bị điều hòa nhiệt độ.
6. Batda – I rắc
Nằm dọc theo sông Tigris, thủ đô của nước Cộng hòa Iraq là thành phố lớn thứ hai trong các quốc gia thuộc Ả rập (sau Cairo, Ai Cập). Dân số của thành phố vào khoảng hơn chín triệu người. Trong năm 2012, Baghdad đã được liệt kê như là một trong những nơi thân thiện, hiếu khách nhất trên hành tinh.Tuy nhiên vẫn phải nói đến một số vấn đề khác, một trong những vấn đề lớn nhất tại thủ đô của Iraq là chất lượng nước kém, dẫn đến các bệnh liên quan về nước, gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống.
7. Mumbai, Ấn Độ
Mumbai hay còn gọi là Bombay (tên trước năm 1995), là thủ phủ của bang Maharashtra của Ấn Độ. Với dân số khoảng 19 triệu người, Mumbai là thành phố đông dân cư đứng thứ chín trên thế giới và thứ hai ở Ấn Độ. Thành phố này cực kỳ ồn ào. Người dân ở đây phải sống với cuộc sống có các dịch vụ xử lý rác thải tồi tệ, chất lượng nước thấp và một trong những điều làm cho Mumbai nằm trong top những thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới đó là do sự ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
8. Addis Ababa, Ethiopia
Addis Ababa, thủ đô Ethiopia, là một thành phố ở châu Phi với dân số khoảng bốn triệu người. Vì hầu hết mọi người không được tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh nên hầu hết chất thải được phát tán ra môi trường, cuối cùng dẫn đến sự phát triển của các bệnh truyền nhiễm, một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong trẻ sơ sinh và tuổi thọ thấp. Thành phố đang phải đối mặt với một trong những vấn đề vệ sinh tồi tệ nhất trên thế giới.
9. Thành phố Mexico, Mexico
Thành phố Mexico là thủ đô của Mexico. Đây là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất ở châu Mỹ, nằm trong Thung lũng của Mexico với dân số hơn 22 triệu người.
Thành phố này nổi tiếng vì giao thông và ô nhiễm không khí. Các thời điểm nguy hiểm nhất cho ô nhiễm không khí nghiêm trọng là giữa tháng mười một và tháng năm khi lượng khói độc hại được đánh giá là nguyên nhân gây ra cái chết của hàng chục ngàn người.
10. Port au Prince, Haiti
Thành phố này nằm ở vùng Caribbean và là thủ đô của Haiti. Dân số ở khu vực đô thị đã ba triệu người, chiếm gần một nửa dân số của đất nước. Các hoạt động của con người ở Port au prince đã sản sinh 5000 tấn chất thải rắn hàng ngày. Theo một số nguồn thông tin, ước tính chỉ có 7% số chất thải này được các dịch vụ công cộng xử lý.