Trên khắp thế giới, có rất ít loài rắn có khả năng gây hại hoặc thậm chí gây tử vong cho con người. Những loài này không chỉ có vết cắn gây chết người, mà còn hầu hết chúng được coi là loài rắn độc và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn biết 10 loài rắn nguy hiểm nhất trên thế giới dựa trên phân tích về cả độc tính tổng thể và khả năng tử vong của con người khi không có thuốc hoặc chất kháng nọc độc thích hợp.
1. Rắn đuôi chuông (Crotalus scutulatus)
Rắn đuôi chuông là một trong những loài rắn có nọc độc cao nhất. Chúng sinh sống chủ yếu ở các vùng sa mạc phía tây nam Hoa Kỳ và cả miền trung Mexico. Hầu hết các loài Rắn đuôi chuông có chiều dài 1m. Với màu sắc từ xanh lục nhạt đến nâu để phù hợp nguy trang với môi trường xung quanh. Tuy nhiên, vết cắn từ rắn đuôi chuông thường có các triệu chứng chậm, nhưng trong vài giờ hoặc lâu hơn có thể xảy ra các vấn đề về thị lực, yếu cơ và khó nuốt. Bên cạnh đó, nọc độc thường gây khó thở và dẫn đến suy hô hấp và cuối cùng là tử vong. Hơn nữa, hiện nay các trường hợp tử vong tương đối hiếm vì việc tìm ra thuốc kháng nọc độc CroFab mang lại hiệu quả trung hòa hiệu quả cao.
2. Tiger snake (Notechis scutatus)
Tiger snake là một loài rắn độc tồn tại dọc theo khu vực phía nam của Australia và Tasmania, đặc biệt là ở các vùng ven biển, vùng đất ngập nước và đầm lầy. Tùy thuộc vào vị trí của chúng, những con rắn này có rất nhiều màu sắc như ô liu, vàng, cam, nâu và đen. Nó có thể đạt chiều dài lên đến 1m2. Nọc độc của loài này chứa độc tố myotoxins, chất độc thần kinh và chất đông máu rất mạnh. Các triệu chứng khi bị chúng cắn như đau cổ, bàn chân, tê liệt và khó thở. Hiện nay, đã có chất chống nọc độc hiệu quả và nó có thể cứu sống nếu được cung cấp kịp thời.
3. Rắn hổ Eastern Brown (Pseudonaja textilis)
Rắn hổ Eastern Brown thường sống ở hầu hết các môi trường, ngoại trừ các khu rừng rậm xung quanh Australia và miền nam New Guinea. Chúng xuất hiện chủ yếu xung quanh các trang trại vì nơi đó thường xuất hiện các loại chuột.
Loài rắn cực kỳ nguy hiểm này có ngoại hình khá mảnh mai và có thể đạt chiều dài trung bình từ 1,5m đến 2m. Chúng sở hữu những chiếc răng nanh nhỏ, chiếc lưỡi đen và đôi mắt đen huyền. Loài này thường hoạt động vào ban ngày. Nọc độc của loài rắn này cực kỳ nguy hiểm nhưng người ta đã nghiên cứu thấy rằng các vết cắn của loài rắn này có tỷ lệ tử vong khá thấp (khoảng 10%), vì loài rắn này thường không chứa lượng nọc độc cao cho mỗi lần cắn. Các triệu chứng khi bị rắn hổ Eastern Brown cắn như giảm huyết áp đột ngột, chảy máu nghiêm trọng, suy tim và suy thận. Tùy thuộc vào lượng nọc độc có trong vết cắn, có số cá thể gây ra triệu chứng rất nhanh chỉ trong vài phút.
4. Rắn Taipan nội địa (Oxyuranus microlepidotus)
Rắn Taipan nội địa là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới bởi vì chúng có một nọc độc cực cao. Chiều dài của loài này có thể lên tới 1m8. Thức ăn chủ yếu của loài này phụ thuộc vào chuột và các loài động vật nhỏ khác. Rắn Taipan nội địa sống chủ yếu dọc theo bờ biển phía đông bắc của Queensland, cũng như khu vực phía nam của Papua New Guinea. Nọc độc của nó chứa hàm lượng độc tố thần kinh cao và chỉ cần một vết cắn có thể gây đau đầu, co giật và tê liệt hô hấp trong vòng 1-2 giờ.
5. Cạp nia nam (Bungarus candidus)
Cạp nia nam là một loài rắn có nọc độc cao thuộc họ rắn lục. Chúng có thể dài khoảng 1m với màu sắc sọc trắng sọc lam đen. Cạp nia nam được tìm thấy chủ yếu ở Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Thái Lan và thường ở gần sông, hồ và ao. Loài này chủ yếu ăn chuột, các loại rắn khác và các loài gắm nhấm nhỏ. Nọc độc của cạp nia nam rất mạnh, chúng chứa chất độc thần kinh cực mạnh có khả năng làm tê liệt hệ thống cơ dẫn tới không thể nói hoặc mất ý thức, tấn công vào hệ hô hấp làm ngạt thở
6. Rắn lục Russell’s (Daboia russelii)
Rắn lục Russell’s là một loài rắn độc được tìm thấy chủ yếu ở Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan và Ấn Độ. Loài này thường được tìm thấy ở đồng cỏ hoặc các khu vực rậm rạp, có xu hướng tránh khu vực có rừng, đầm lầy. Một trong những nguồn thức ăn chính của Rắn lục Russell’s chủ yếu là loại gắm nhấm. Do đó, chúng thường được tìm thấy ở những khu vực có con người. Loài này có đầu phẳng hình tam giác, cùng với mõm tròn và nhô cao. Màu sắc của chúng thường có màu vàng và màu nâu.
Rắn lục Russell’s thường có chiều dài 1m7. Nọc độc của chúng có thể gây tử vong với liều lượng từ 40-70 miligam. Các triệu chứng thông thường như chảy máu nhiều, huyết áp giảm nhanh, nôn mửa, suy thận và đông máu. Mặc dù có thuốc chống nọc độc, nhưng cơn đau tại vết cắn có thể kéo dài 4 tuần và gây ra tổn thương nghiêm trọng.
7. Rắn hổ Death Adder (Acanthophis antarcticus)
Rắn hổ Death Adder được coi là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất được tìm thấy ở Úc, New Guinea và các vùng lân cận. Loài này có ngoại hình giống viper. Chúng có chiều dài rất khiêm tốn khoảng 0.4 m. Chúng sở hữu đầu hình tam giác và những chiếc vảy nhỏ trang trí trên cơ thể. Ngoài ra, Rắn hổ Death Adder sở hữu những chiếc răng nanh lớn. Rắn hổ Death Adder thường nằm chờ con mồi và phục kích những nạn nhân tấn công nhanh như chớp. Loài này có thể tấn công mục tiêu và tiêm nọc độc chỉ trong vài giây.
Chúng chứa các chất độc thần kinh chết người gây tê liệt cũng như ngừng hoạt động hoàn toàn hệ hô hấp, dẫn tới tử vong chỉ trong vòng 6 giờ.
8. Rắn hổ mang Philippines (Naja philippinensis)
Rắn hổ mang Philippines là một loài rắn có nọc độc cao sống chủ yếu ở phía Bắc các hòn đảo Philippines. Loài này khá cứng cáp, khi có nguy hiểm cổ chúng thường bè ra. Chiều dài trung bình của loài rắn hổ mang này có thể lên tới 1m. Những con rắn này có chất độc thần kinh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, gây tê liệt hệ thống thần kinh cơ.
Các triệu chứng khi bị rắn hổ mang cắn thường xuất hiện rất nhanh trong vòng khoảng 30 phút như nôn mửa, đau nửa đầu, đau bụng, chóng mặt và khó thở.
Rắn hổ mang Philippines sở hưu nọc độc gây chết người có nghĩa là các phương pháp điều trị không phải lúc nào cũng thành công, có thể dễ dẫn tới tử vong. Ngoài việc cắn, rắn hổ mang Philippines thậm chí còn có khả năng phun nọc độc, gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt và dẫn đến mù vĩnh viễn.
9. Rắn biển Belcher( Hydrophis belcheri)
Rắn biển Belcher là một loài rắn cực độc và được coi là một trong những loài rắn độc nhất trên thế giới. Loại rắn này có kích thước tương đối nhỏ, từ 0.4 m đến hơn 1m. Nó sống chứ yếu ở Ấn Độ Dương, Philippines, vịnh Thái Lan, quần đảo Solomon và các bờ biển phía tây bắc của Australia. Rắn biển Belcher cực độc, chỉ một vết cắn có thể giết chết nạn nhân chưa đầy 30 phút. Nọc độc của nó có chứa độc tố thần kinh và độc tố myotoxin cao. Người ta nghiên cứu rằng một giọt nọc độc của nó đủ mạnh để giết 1800 người. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, chảy máu nhiều, suy thận và suy hô hấp.
10. Mamba đen ( Dendroaspis polylepis )
Mamba đen là một loài rắn cực độc sống ở châu Phi cận Sahara. Loài rắn đặc biệt này có thể sống ở bụi cây, trảng cỏ và rừng cây. Mamba đen này chủ yếu ăn chim và các động vật nhỏ khác. Mamba đen cũng được coi là một trong những loài rắn nguy hiểm dài nhất trên thế giới, với chiều dài khoảng 3m, thậm chí một số con có chiều dài hơn 4m. Màu sắc của chúng có thể thay đổi thành màu xám, ô liu hoặc nâu sẫm với những con trưởng thành có màu sẫm hơn con non. Mamba đen há miệng khi nó cảm thấy bị đe dọa, miệng của nó có màu đen, là một trong những lý do tại sao nó có tên là mamba đen.
Mamba đen, không giống như các loài rắn khác, thường mang lại nhiều vết cắn khi nó tấn công. Nọc độc của nó, chủ yếu là một chất độc thần kinh gây ra các triệu chứng trong vòng khoảng 10 phút và có thể gây tử vong nếu không được chữa trị nhanh chóng. Giống như nhiều vết cắn rắn độc khác, mamba đen không gây sưng và hoại tử cục bộ mà gây ngứa ran nghiêm trọng, rối loạn chức năng thần kinh, mờ mắt và tê liệt hệ hô hấp. Không chỉ vậy, tình trạng buồn ngủ, không nói được, buồn nôn, nôn mửa và đổ mồ hôi nhiều.