Chiến tranh Lạnh có thể đã qua, nhưng Hoa Kỳ và các nước khác lại một lần nữa bắt đầu nhòm ngó Nga với sự hoài nghi.
Đặc biệt đúng đắn khi Nga đang cải thiện nền kinh tế của mình bằng việc dự trữ dầu và đầu tư nhiều tiền hơn về quân sự. Đúng như những gì Mỹ lo sợ. Đưới đây là top 10 vũ khí bí mật mà Nga Đang phát triển.
1. Tàu ngầm hạt nhân không người lái
Một trong những mối quan tâm lớn nhất là của Nga đó là phát triển tàu ngầm không người lái có thể mang theo một hệ thống ngư lôi hạt nhân vượt qua radar và hệ thống phòng thủ của NATO. Thông tin về vũ khí bí mật này cho là được phát sóng bởi một đài truyền hình sở hữu của Nga. Nếu bắn vào mục tiêu, có thể chúng không còn khả năng tiến hành các hoạt động kinh tế trong một thời gian. Điều này đặc biệt nguy hại đến các thành phố ven biển của Hoa Kỳ vì có thể gây nhiễm phóng xạ cho các vùng đất.
2. Hệ thống tác chiến điện tử
Hệ thống Krasuha-4, khi được phát triển, sẽ được gắn trên các tàu chiến và máy bay phản lực. Nó có thể ngăn chặn hệ thống hướng dẫn hành trình tên lửa và “tắt” vệ tinh từ xa và vũ khí của đối phương. Điều đáng lo ngại là nó có thể tắt hệ thống cảnh báo sớm và điều khiển trên không của máy bay không người lái như máy bay chiến đấu và máy bay radar. Vệ tinh quỹ đạo thấp cũng có thể bị ảnh hưởng.
3. Tên lửa siêu vượt âm
Vũ khí siêu vượt âm Yu-71 được Nga phát triển có thể là một mối đe dọa cho phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ. Phương tiện siêu vượt âm có thể di chuyển ở tốc độ không đoán trước được lên đến 7.000 dặm một giờ. Vũ khí này của Nga có thể có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Yu-71 nhận được sự chú ý ít hơn so với tên lửa WU-14 của Trung Quốc.
4. Máy bay ném bom chiến lược
Có lẽ mất khoảng bảy năm để hoàn thành nó, nhưng Nga đang làm việc với thế hệ tiếp theo của máy bay ném bom chiến lược. Nó được cho là một máy bay ném bom chiến lược với tầm bắn khoảng 7.500 dặm và khả năng chở tới 30 tấn. Nó cũng sẽ được trang bị tên lửa mới. Hiện tại, Nga đang sử dụng máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tupolev Tu-160m2 có tốc độ nhanh hơn âm thanh.
5. Chương trình vũ khí Laser
Nga không nói nhiều về chương trình laser của mình ngoại trừ việc nói rằng nó đang được phát triển ở mức độ tương tự như các nước đang phát triển khác họ. Cả Hoa Kỳ và Liên Xô bắt đầu xem xét sử dụng lượng tử quang điện-laser trong những năm 1960. Nếu nó tương tự như các hệ thống vũ khí laser của Mỹ hiện nay, bao gồm cả vũ khí 30-kilowatt sử dụng một laser thể rắn, có thể bắn trúng vật thể bay nhỏ ở khoảng cách ngắn và trung.
6. Hệ thống tên lửa phòng không S500
Hệ thống phòng thủ trên không S-500 tầm xa và hệ thống tên lửa chống đạn đạo đang được thiết kế để chặn đứng các tên lửa đạn đạo. Có tuyên bố cho rằng hệ thống này sẽ có thể theo dõi từ 5 đến 20 mục tiêu đạn đạo và ngăn chắn được 5 tới 10 mục tiêu đạn đạo cùng một lúc. S-500 được cho là để phát hiện tên lửa xa khoảng 1.242 dặm. Nó thậm chí có thể nhắm mục tiêu tới các vệ tinh quỹ đạo thấp.
7. Tàu sân bay đa chức năng
Nga có kế hoạch tung ra một tàu sân bay chuyên chở đa chức năng có kích thước khoảng chừng tàu sân bay chuyên chở của Hải quân Hoa Kỳ. Tàu có thể chở 80-90 chiếc máy bay và 4.000 đến 5.000 lính lái. Những máy phóng và đường băng cho phép nó phóng nhiều máy bay bao gồm cả máy bay phòng thủ và máy bay tấn công.
8. Tàu trinh sát
Nga dự kiến sẽ khởi động tàu Ivan Khurs của nó vào năm 2016. Nhiệm vụ của tàu bao gồm giám sát các hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ cũng như cung cấp thông tin liên lạc, thu thập thông tin tình báo, và hỗ trợ chiến tranh vô tuyến điện tử.
9. Pháo hạm Proton của Hải quân
AK-130 hoàn toàn tự động, vũ khí hai trong một dựa trên một thiết kế năm 1967 nhưng được cấp nhật các tính năng như một tia laser dò mục tiêu, một hệ thống cho việc lựa chọn các mục tiêu di chuyển. Khoang chứa chất lỏng làm mát. Lòng súng rộng130mm, mỗi khẩu có thể bắn 10-40 viên đạn mỗi phút. Nó có thể hiệu chỉnh mục tiêu của mình bằng cách phân tích tiếng động và tự động theo dõi.
10. Xe tăng Armata T-14
Xe tăng Armata được tiết lộ vào năm 2014, với phần vỏ kim loại được cải tiến bao gồm cả mặt dưới để bảo vệ nó khỏi các mô đất. Lá chắn công nghệ cao có thể bao gồm các bộ phận cảm biến có thể phát hiện đạn đang lao tới và tự động bắn chúng để loại bỏ chúng ra khỏi mục tiêu. Tổ lái được ngồi trong một khoang bọc giáp (riêng biệt với kho đạn dược và tháp pháo) và có thể điều khiến tháp pháo chính từ xa. Khoang bọc giáp ở ngoài có khả năng gây nổ từ xa giúp bảo vệ tổ lái. Xe tăng được cho là vượt xa công nghệ xe tăng của các nước khác.