Mỗi tôn giáo và văn hóa đều có những bản sắc riêng, đây có thể là truyền thống kỳ lạ hoặc nghi thức của dân tộc nào đó.
Đó là những nghi lễ hay phong tục để đánh dấu mốc quan trọng nào đó trong cuộc sống: sinh đẻ, kết hôn, nghi thức trưởng thành, hay mai táng người thân, và rất nhiều trong số đó có vẻ không bình thường. Có rất nhiều truyền thống thực sự kỳ lạ trên thế giới. Dưới đây là danh sách: 10 truyền thống kỳ lạ mà vẫn còn được lưu giữ xung quanh chúng ta.
1. Lễ Xỏ Khuyên Đạo Hindu
Trong việc cử hành nghi lễ tôn giáo “xỏ khuyên”, những người theo đạo Hindu thể hiện sự thành kính của họ với thần Murugan bằng cách xuyên các phần khác nhau của cơ thể. Nghi lễ này chủ yếu được thấy ở các nước nơi có một sự hiện diện đáng kể của cộng đồng Tamil như Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Mauritius, Singapore, Thái Lan và Myanmar.
Qua thời gian, các nghi lễ đã trở nên ấn tượng hơn, nhiều màu sắc, và đẫm máu, với mũi giáo lớn móc xuyên qua ngực và khuôn mặt – một số tín đồ thậm chí kéo toa xe lớn với dây gắn vào lưng đã đẫm máu của họ.
2. La Tomatina “Cuộc chiến cà chua”
Cuộc chiến cà chua lớn nhất thế giới. La Tomatina, hàng năm lễ hội ném cà chua được tổ chức tại thành phố Valencia của Buñol, Tây Ban Nha. Nó được tổ chức vào ngày thứ tư cuối cùng của tháng Tám, trong tuần lễ hội của Buñol. Những người tham gia ném cà chua và tham gia vào cuộc chiến cà chua này hoàn toàn là niềm vui.
Có nhiều giả thuyết về Tomatina. Năm 1945, trong một cuộc diễu hành của Gigantes y cabezudos, người lớn trẻ, những người muốn được sống trong sự kiện tổ chức một cuộc ẩu đả tại quảng trường chính của thị trấn, Plaza del Pueblo. Có rất nhiều cà chua bày bán gần đó vì vậy họ chọn cà chua và dùng chúng làm vũ khí. Cảnh sát đã phải can thiệp để phá vỡ các cuộc bạo loan và buộc những người có trách nhiệm phải trả tiền bồi thường thiệt hại phát sinh. Đây giả thuyết nguồn gốc của lễ hội ném cà chua bắt đầu được nhiều người đồng tình nhất.
3. Cho kiến đốt tay
Bất cứ một chàng trai nào của bộ lạc Satere-Mawe ở Amazon đều phải thực hiện nghi lễ này, bạn có thể không trở thành một người đàn ông nếu bạn không tham gia vào nghi lễ này. Khi một cậu bé trở nên thành thục sẽ phải đi ra ngoài vào rừng để tìm kiếm và thu thập kiến. Các côn trùng có những cú cắn đau đớn nhất trên thế giới. Cái nọc từ những con kiến này đã được so sánh với một viên đạn khi chạm xác thịt.
Các chàng trai sẽ tập hợp những con kiến và kiến này sau đó bị đánh thuốc mê bởi một số thảo dược. Sau đó, trong khi những con kiến đang ngủ trong tình trạng hôn mê, chúng sẽ được cho vào các găng tay dệt bằng cỏ. Các chàng trai phải đưa tay vào găng và giữ chúng trong khoảng mười phút trong khi họ làm một điệu nhảy để tâm trí của họ khỏi sự đau đớn. Tuy nhiên những người đàn ông trẻ tuổi của bộ lạc Satere-Mawe phải chịu đựng nỗi đau này 20 lần trước khi họ có thể chứng minh họ là nam giới trưởng thành.
4. Hỏa thiêu rồi dùng tro cốt nấu ăn
Nghi thức tang lễ cho người thân đã chết là rất quan trọng đối với người của bộ lác Yanomami (Venezuela và Brazil), người dân bộ lạc này là muốn để đảm bảo hòa bình cho các linh hồn của người chết.
Khi một người Yanomami chết, cơ thể của họ bị đốt cháy. Tro và xương bột trộn thành một món súp chuối. người thân của họ sau đó uống canh chuối gồm tro và xương người chết. Họ tin rằng bằng cách nuốt phần còn lại của người thân linh hồn của người đã chết sẽ sống trong họ mãi mãi. Mỗi cơ thể phải được hỏa táng, bởi vì người Yanomami nghĩ rằng để lại một xác chết để phân rã là đáng sợ. Ngoài ra, các linh hồn sẽ không hạnh phúc nếu anh không thể tìm một nơi an nghỉ trong cơ thể của những người thân yêu của mình. Một xác chết phải được xử lý càng sớm càng tốt, bởi vì linh hồn có thể trở lại và ám ảnh những người còn lại.
5. Nghi lễ mài răng
Một trong những nghi lễ tôn giáo lớn nhất của đạo Hindu, Mài Răng. Buổi lễ là rất quan trọng trong nền văn hóa của họ đánh dấu giai đoạn từ tuổi dậy thì đến tuổi trưởng thành. Nghi lễ này là dành cho cả nam và nữ và phải được hoàn thành trước khi kết hôn; đôi khi nó được làm đúng vào lễ kết hôn.
Buổi lễ này được thực hiện bằng cách làm mịn phần ngọn của răng ở hàm trên. Trong tôn giáo Hindu, nghi lễ này sẽ giúp mọi người tự giải phóng mình khỏi tất cả các lực lượng điều ác vô hình. Họ tin rằng những chiếc răng là biểu tượng của sự ham muốn, tham lam, giận dữ, bối rối và ganh tị. Buổi lễ này cũng là một nghi thức chứng mình người phụ nữ đã bước từ vị thành niên đến tuổi trưởng thành.
6. Cấm cô dâu chú rể tắm trong 3 ngày
Việc cưới trong cộng đồng Tidong, Indonesia, có phong tục rất lạ lùng. Ví như chú rể không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi hát vài bài tình ca. Một chiếc vách ngăn sẽ được dựng lên để ngăn cô dâu và chú rể, nó chỉ được gỡ bỏ khi chú rể vượt qua thử thách về âm nhạc. Ngoài ra, người Tidong còn có tục lệ cô dâu không được phép ra khỏi nhà trong suốt thời gian đăng kí và nếu chú rể tới đám cưới muộn sẽ bị phạt trang sức đá quý.
Tuy nhiên, phong tục lạ lùng nhất ở Tidong phải kể tới nghi thức các cặp vợ chồng mới cưới bị cấm tắm trong ba ngày ba đêm sau ngày cưới chính thức. Tidong là nhóm người sống ở phía Bắc Borneo (Borneo là đảo thuộc chủ quyền của 3 nước Brunei, Indonesia và Malaysia).
Có vẻ như những cặp vợ chồng mới cười bị phạt vì một lý do nào đó. Thậm chí, họ không được ra khỏi nhà, tắm rửa, đi vệ sinh trong suốt ba ngày. Với những ai mắc chứng bệnh phải đi tiểu tiện liên tục thì phong tục này đúng là cực hình để bước vào cuộc sống gia đình.
Thế nhưng, với người Tidong, tục lệ này rất bình thường và theo lẽ tự nhiên mà thôi. Họ tin rằng, nếu không thực hiện ba ngày ba đêm cấm kỵ thì sẽ gặp nhiều xui xẻo, như hôn nhân đổ vỡ, con chết sớm hay vợ hoặc chồng sẽ phản bội.
Rất nhiều người sẽ giám sát vợ chồng trẻ trong ba ngày này, và chỉ cho họ một ít đồ ăn và nước uống. Sau khi ngày thứ ba kết thúc, họ được phép tắm và quay trở lại cuộc sống bình thường.
7. Nhảy múa cùng người chết ở Madagascar
Tập tục này tên là Famadihana, hay còn gọi là “tục thay xương”. Hầm mộ của người thân trong gia đình sẽ được đào lên và hài cốt của người chết được bọc trong một lớp vải mới. Người dân sau đó sẽ cùng ôm những bọc vải này và nhảy múa. Các hoạt động như nhạc sống và hiến tế động vật được tiến hành. Khách mời và thành viên trong gia đình sẽ nhận những phần thịt đã chia sẵn. Tại lễ hội, người già sẽ giải thích với con cháu về công lao của cha ông đã nằm xuống. Tập tục Famadihana được xem là ngày để thể hiện tình yêu thương và kính trọng đối với người thân.
Đây cũng là dịp để mọi người trong gia đình đoàn tụ và bày tỏ tình khăng khít. Tờ Oddity Central cho hay theo quan niệm của người Madagascar, con người không sinh ra từ cát bụi, mà từ tro cốt của cha ông. Do đó, họ luôn đề cao những bậc tiền bối trong gia đình. Họ cũng tin rằng nếu tro cốt chưa phân hủy hoàn toàn, người chết vẫn chưa biến mất vĩnh viễn mà còn có thể giao tiếp với người sống. Vì thế mà cho đến lúc đó, họ vẫn sẽ tiếp tục bày tỏ tình yêu thương và tôn kính đối với người thân vào ngày hội Famadihana.
Tục lệ này bắt đầu từ sau thế kỷ 17 ở Madagascar. Trên thực tế, việc tổ chức nghi lễ Famadihana cũng khá tốn kém, vì gia đình sẽ phải chuẩn bị nhiều việc, bao gồm các bữa ăn thịnh soạn cho khách mời và trang phục cho cả người đang sống và người đã chết. Một số người nghèo phải tiết kiệm trong mấy năm để có đủ tiền xây mộ cho người thân, rồi sau đó tổ chức nghi lễ cho những người đã khuất. Theo phong tục, sẽ là điều báng bổ nếu một gia đình không tổ chức tục Famadihana khi họ có khả năng chỉ trả cho các chi phí.
8. Tập tục cắt ngón tay của bộ tộc Dani
Trên thế giới có nhiều bộ tộc với những tập tục kỳ dị. Tuy nhiên, việc cắt cụt các ngón tay để thể hiện lòng xót thương đối với người chết là một tập tục… Để xoa dịu nỗi đau buồn và đưa tiễn người chết về nơi an nghỉ, những người dân trong bộ tộc Dani đã thi hành những nghi lễ “man rợ” nhằm thể thể hiện lòng xót thương của họ với người chết.
Đặc biệt, những người phụ nữ trong gia đình có người chết là người phải cắt bỏ phần đầu của các ngón tay. Trước khi bị cắt, các ngón tay sẽ được buộc chặt bằng một sợi dây cao su trong khoảng 30 phút, mục đích là để làm cho phần đầu ngón tay bị tê liệt và không còn cảm giác đau. Sau khi đã cắt xong, các đầu ngón tay sẽ được gom lại và phơi khô rồi đốt thành tro. Số tro này sẽ được chôn ở một nơi đặc biệt.
Cũng trong hủ tục cắt ngón tay này, nếu gia đình có những bé gái còn nhỏ thì người mẹ sẽ trực tiếp dùng răng để cắn đứt ngón tay của đứa con. Điều này có lẽ đã giải thích tại sao những em bé mới sinh ở trong bộ tộc này thường bị chết. Với việc cắt đứt các đầu ngón tay của đứa bé, họ tin rằng việc làm này sẽ giúp cho đứa bé đó sẽ có được những điều khác biệt như thông minh hơn hay sống lâu hơn.
Một cách giải thích khác cho tập tục cắt ngón tay này là sự đau đớn thể xác là biểu hiện chân thực nhất nỗi đau mất mát người thân. Trong trường hợp này, việc cắt ngón tay sẽ được thực hiện bởi một thành viên thân cận của gia đình như cha, mẹ hoặc anh em. Không những cắt ngón tay, họ còn trát đất sét và tro lên mặt để bày tỏ sự xót thương. Những năm gần đây, hủ tục lạc hậu này đã bị ngăn cấm, tuy nhiên rải rác đâu đó vẫn xuất hiện những người phụ nữ với cả năm ngón tay bị cụt.
9. Ném trẻ em từ độ cao 10 m để cầu may ở Ấn Độ
Người dân tại ngôi làng ở phía tây Ấn Độ vẫn duy trì một nghi lễ khác thường: ném trẻ con từ độ cao 15m xuống một tấm chăn bên dưới với hi vọng đứa bé sẽ khỏe mạnh và mang lại sự thịnh vượng cho gia đình.
Nghi lễ ném trẻ em, được cho là đã tồn tại gần 700 năm nay, diễn ra tại ngôi làng Harangal thuộc bang Maharashtra ở miền tây Ấn Độ. Những đứa trẻ, khoảng 2 tuổi, đã khóc và hét lên khi chúng bị thả từ độ cao 15m. Được tổ chức thường niên, nghi lễ ném trẻ em của những người theo đạo Hindu và đạo Hồi thu hút hàng trăm người tới tham gia. Người ta tin rằng việc thả đứa trẻ từ trên cao sẽ giúp bé khỏe mạnh và mang đến sự thịnh vượng cho gia đình. Sau khi được thả xuống tấm chăn bên dưới do một nhóm khoảng 14 người cùng giữ, đứa trẻ được chuyển qua đám đông và đến tay người mẹ.
10. Thánh lễ Muharram
Đây là nghi thức tôn giáo Ashura, được tổ chức vào ngày thứ 10 trong tháng thánh lễ Muharram. Các tín đồ Hồi giáo dòng Shiite sùng đạo dùng roi vọt hoặc các vũ khí đáng sợ khác tự tra tấn và làm tổn thương chính thân thể của họ trong các nghi lễ tôn giáo đau đớn và đẫm máu vào tháng thánh lễ Muharram.
Các nghi thức tôn giáo đẫm máu và rất đau đớn này được tổ chức trong ngày lễ Ashura rất quan trọng đối với các tín đồ Hồi giáo dòng Shiite, nhằm bày tỏ lòng tôn kính đối với Thánh Imam Hussein, cháu trai Nhà tiên tri Mohammad của đạo Hồi. Theo truyền thuyết, Thánh Imam Hussein bị sát hại bởi các kẻ thù trong một trận chiến ở Sa mạc Kerbala (nay thuộc lãnh thổ Iraq) vào thế kỷ thứ 7. Kể từ đó, cộng đồng Hồi giáo dòng Shiite trên toàn thế giới có tục tổ chức nghi lễ Ashura vào ngày thứ 10 của tháng lễ linh thiêng Muharram nhằm bày tỏ lòng tôn kính đối với vị thánh của họ. Ngoài dùng roi vọt hoặc các sợi dây xích buộc nhiều dao nhọn ở phần đầu để hành xác chính mình, những người tham dự nghi lễ Ashura còn đi chân không trên than đang cháy và khênh ‘Tazia”
Nhiều tín đồ sùng đạo cũng tham dự nghi thức tự đập vào ngực mình với mục đích tưởng nhớ những nỗi thống khổ mà vị thánh của họ phải chịu đựng, đồng thời rao giảng niềm tin rằng, sự áp bức sắp chấm dứt. Ở các khu vực tập trung nhiều tín đồ Hồi giáo dòng Shiite thuộc các quốc gia Hồi giáo như Afghanistan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Pakistan, Lebanon, và Bahrain, nghi lễ Ashura được tổ chức quy mô, long trọng và trở thành ngày lễ quốc gia ở nhiều nơi.