Home Baocon Top 10 Cuộc Di Cư Lớn Nhất Trong Lịch Sử
Baocon

Top 10 Cuộc Di Cư Lớn Nhất Trong Lịch Sử

Khi một nhóm lớn người di chuyển từ một vị trí này sang những vị trí địa lý khác, thế giới phải đối mặt với một cuộc di cư lớn.

Những cuộc di cư lớn không hiếm ở thế kỷ 15, 16, 19 và đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, ngay cả hiện tại cư dân vẫn phải rời bỏ quê hương của mình vì chiến tranh, chế độ chính trị, điều kiện kinh tế,… Chúng tôi tổng hợp nên danh sách 10 cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử.

1. Cuộc khủng hoảng người tị nạn ở Syria

Cuộc khủng hoảng người tị nạn ở Syria dành vị trí đầu tiên trong danh sách những cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử. Nó là một cuộc khủng hoảng đang diễn ra và là một ví dụ về một cuộc chiến tranh đã dẫn đến một cuộc di cư lớn. Số lượng người tị nạn, những người bỏ trốn từ Syria và các nước lân cận đến châu u cho đến tháng 9 năm 2015 lên tới 158 triệu người (theo CNN). Con số này chiếm gần một nửa dân số của toàn bộ Hoa Kỳ. Phần lớn những người tị nạn này không ở trong các nước châu Âu mà ở những nước xung quanh. Các quốc gia châu Âu đang tranh luận làm thế nào để tái định cư cho những người tỵ nạn đến châu u bằng cả đường bộ lẫn đường thủy?.

2. Cuộc di cư của người Mexico

Vào đầu thế kỷ 20, người dân Mexico đã bắt đầu di cư đến Hoa Kỳ với lý do Hoa Kỳ cần nguồn lao động và tình trạng chính trị đang bất ổn định của Mexico. Mặc dù trong suốt những năm qua, luật nhập cư của Mỹ đã có nhiều sự thay đổi nhưng lượng người Mexico nhập cư vẫn thuộc nhóm lớn nhất tại đất nước này. So với năm 1980, tổng dân Mexico nhập cư là 2,2 triệu người thì số lượng đã tăng lên tới 11,6 triệu trong năm 2013.

3. Cuộc di dân tại Liên bang Xô Viết

Người dân chuyển đến Liên Xô từ năm 1920 đến năm 1951 là một ví dụ về một cuộc di cư lớn bị ép buộc. Mục đích của việc chuyển giao này là để cân đối các khu vực thuộc liên bang, chuyển lực lượng lao động đến các khu vực thưa dân cư. Theo thống kê, cuộc di cư gượng ép này đã gây ra sự di chuyển của khoảng 6 triệu người và giết chết khoảng 1,5 triệu người trong quá trình này.

4. Sự chia cắt của Ấn Độ

Từ 1858-1947 Ấn Độ nằm dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh. Tín đồ Hồi giáo phải cùng chung sống với người Hindu và người Sikh trong một thời gian dài. Nhưng điều này đã thay đổi sau khi Ấn Độ bị chia cắt vào năm 1947. Người Anh rời đi, Ấn Độ phân thành hai quốc gia độc lập: Ấn Độ và Pakistan. Sự kiện này đã gây nên một cuộc di cư lớn của người Hồi giáo( ở Tây Pakistan, Đông Pakistan (nay là Bangladesh)), người Ấn giáo và người Sikh đến Ấn Độ. Những cuộc tấn công dữ dội giữa 2 nước bắt đầu xảy ra và kết quả của cuộc di cư năm 1948 đó là hàng nghìn người đã bị giết.

5. Cuộc đại di cư mới

Cuộc đại di cư mới là một quá trình ngược lại với những gì đã xảy ra với những người Mỹ gốc Phi trong khoảng từ năm 1910 đến năm 1970. Thời kì di cư mới tại Mỹ diễn ra vào năm 1965 và kéo dài đến hiện tại. Mô hình di cư đã thay đổi, người Mỹ gốc Phi lại rời khỏi vùng Đông Bắc, Trung Tây Hoa Kỳ để đi vào miền Nam. “Miền Nam mới” thu hút người dân da đen bởi những ràng buộc gia đình và chi phí cho cuộc sống thấp hơn. Cuộc di cư cho kết quả rất nhanh chóng, vào năm 1975 thống kê đã cho thấy tại 7 tiểu bang miền Nam số người di cư đến phần lớn là người da đen.

6. Cuộc di cư của người Mỹ gốc Phi

Cuộc đại di cư của người Mỹ gốc Phi xảy ra trong khoảng từ năm 1910 đến năm 1970, khoảng sáu triệu người da đen di cư từ Nam ra Bắc. Họ di chuyển ra khỏi Texas, Alabama, Louisiana, Mississippi và 10 quốc gia phía nam khác để đi đến Đông Bắc, miền Trung Tây và các quốc gia phương Tây. Cuộc di cư của người Mỹ gốc Phi này là một trong những cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử và đã dẫn đến sự đô thị hóa của cộng đồng người da đen.

7. Cơn sốt vàng ở California

Khoảng thời gian từ năm 1848 đến 1855 được biết đến như một cơn sốt vàng tại California Hoa Kỳ. Cơn sốt bắt đầu khi James W. Marshall tìm thấy vàng ở Mill Sutter ở California. Khi mọi người ở những khu vực lân cận nghe được tin tức này, họ vội vã đến California để tìm vàng. Lượng người đào vàng chẳng mấy chốc lên tới 300.000, bao gồm người Mỹ, châu u, châu Úc, châu Á và Mỹ Latinh.

8. Cuộc di cư của Thanh giáo

Thanh giáo di cư đến New England xảy ra từ năm 1620 đến năm 1640. Phần lớn người định cư ở Anh đều theo Thanh giáo. Khi một cuộc xung đột tôn giáo xảy ra họ đã di cư đến Massachusetts và đảo Barbados bởi họ cảm thấy bị đe dọa bởi vua James I (sau đó vua Charles I). Những người theo Thanh giáo chạy trốn và tìm kiếm một nơi có thể thi hành tôn giáo của họ một cách tự do.

9. Nạn buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dương

Trong suốt khoảng thời gian từ thế kỷ 15 kỳ đến thế kỷ 19, thương nhân vận chuyển nô lệ từ Tây Phi đến châu Đại Dương và châu Mỹ. Người nô lệ phải làm việc trên các khu vườn cà phê, ca cao, đường, bông và thuốc lá, xây dựng, đào mỏ vàng bạc, làm việc trên cánh đồng và làm người hầu cho nhà giàu. Buôn bán nô lệ là một trong những cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử, con người được vận chuyển đến những vùng đất xa lạ và được bán trên các khu chợ địa phương để trở thành tài sản của một sai đó.

10. Cuộc xâm lăng man rợ của người Hung

Bộ lạc du mục của người Hung sống trong một khu vực gần biển Caspian. Tên của bộ lạc vẫn còn trong lịch sử bởi các cuộc tấn công man rợ của họ trên các vùng lân cận của Đế quốc La Mã, gây nên một cuộc đại di cư hay còn gọi là “Cuộc di cư của nhiều quốc gia” trong khoảng từ năm 376 đến năm 476 SCN. Cuộc đại di dư liên lụy đến người Goths, Vandals và Alan, những dân tộc suy yếu của Đế chế La Mã.

Related Articles

Baocon

Top 10 Ô Tô Chạy Bằng Điện Nhanh Nhất Thế Giới

Với công nghệ mà ngành công nghiệp ô tô hiện nay, không...

Baocon

Top 10 Cầu Thủ Bóng Đá Đẹp Trai Nhất Thế Giới

Bóng đá là môn thế thao có nhiều fan hâm mộ nhất...

Baocon

Top 10 Tay Vợt Giàu Nhất Thế Giới

Tennis là một trong những môn thể thao hấp dẫn và thú...

Baocon

Top 10 Câu Lạc Bộ Bóng Đá Thành Công Nhất Trên Thế Giới

Bóng đá là môn thể thao vua, là trò chơi nổi tiếng...