Núi lửa được coi là biểu tượng cho sự cuồng nộ của thiên nhiên, chúng không chỉ hùng vĩ về vẻ bề ngoài mà còn nguy hiểm không kém.
Một trong những sự kiện chứng tỏ sức mạnh của núi lửa là vụ phun trào của Núi Vesuvius vào năm 79 sau Công nguyên. Nó vẫn được coi là một trong những vụ phun trào thảm khốc và gây thiệt hại nhất cho đến nay. Vụ phun trào không chỉ khiến toàn bộ thành phố Pompeii và Hernaculum bị phá hủy, mà còn dẫn đến thiệt hại lớn về sinh mạng.
Có gần 1500 núi lửa đang hoạt động trên Trái đất, chỉ bao gồm những núi lửa trên bề mặt Trái đất. Ngoài ra, còn chưa kể tới dưới lòng đại dương, đặc biệt là xung quanh Vành đai núi lửa Thái Bình Dương.
- Top 10 Ngọn Núi Cao Nhất Thế Giới
- Top 10 Vụ Phun Trào Núi Lửa Lớn Nhất Trong Lịch Sử
- Top 10 Ngọn Núi Đẹp Nhất Thế Giới
- Top 10 Núi Lửa Nguy Hiểm Nhất Thế Giới Đang Hoạt Động
- Top 10 đỉnh núi cao nhất thế giới, nơi con người muốn chinh phục
1. Mauna Loa, Hawaii
Núi lửa Mauna Loa ở Hawaii không chỉ hoạt động mạnh nhất mà còn là núi lửa lớn nhất trên Trái đất. Đây là một điểm du lịch nổi tiếng và cũng là nơi địa điểm nghiên cứu khoa học. Nó đã phun trào liên tục trong 700.000 năm nay. Lần phun trào gần đây nhất là vào năm 1984. Núi lửa đã phun trào dòng dung nhan rộng lớn, gây nguy hiểm cho những người dân sinh sống gần đó.
2. Eyjafjallajokull, Iceland
Núi lửa này là một phần của sông băng ở Iceland. Vụ phun trào núi lửu 2010 đã khiến cả thế giới bàng hoàng đám tro bụi từ vụ phun trào dẫn đến sự gián đoạn việc di chuyển bằng đường hàng không trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ. Tính đến năm 2011, thì núi lửa này được coi là đã không hoạt động.
3. Núi Vesuvius, Ý
Vị trí của ngọn núi lửa này đã làm chúng càng trở nên nguy hiểm. Núi Vesuvius nằm cách thành phố Naples chỉ 9 km, là vùng núi lửa có mật độ dân số cao nhất trên thế giới. Là nguyên nhân gây ra vụ phun trào núi lửa có sức hủy diệt lớn nhất vào năm 79 sau Công nguyên, khi nó chôn vùi Pompeii và Hernaculum dưới một đống tro và dung nham. Nó được biết có chu kỳ phun trào là 20 năm.
4. Núi Nyiragongo, Congo
Ngọn núi lửa đang hoạt động này có hồ dung nham lớn nhất trải dài 2 km. Nó nằm trong Vườn quốc gia Virunga ở Congo. Cùng với một ngọn núi lửa khác, nó được cho là nguyên nhân gây ra 40% các vụ phun trào núi lửa ở châu Phi. Nó gây ra một mối đe dọa đáng kể cho các cộng đồng xung quanh vì nó mang theo một hồ dung nham lỏng lớn.
5. Núi lửa Taal, Phillipines
Núi lửa Taal nằm trên một hòn đảo gần hồ Taal. Nó cách Manila 30 dặm, và đã phun trào 33 lần kể từ năm 1572. Đã có một tỷ lệ thương vong trong các vụ phun trào. Giờ đây ngọn núi này chỉ có thể nhìn từ xa do mức độ nguy hiểm của núi lửa này.
6. Núi Merapi, Indonesia
Núi lửa này là ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Indonesia và đã sản sinh ra nhiều dòng dung nham hơn bất kỳ ngọn núi lửa nào trên thế giới. Nó đã phun trào thường xuyên kể từ năm 1548. Người ta tin rằng những vụ phun trào đã dẫn đến sự hủy diệt của Vương quốc Mataram. Núi Merapi chỉ cách thành phố Yogyakarta vài dặm, là mối nguy hiểm cho khu dân cư gần đó. Một vụ phun trào vào năm 2010 đã giết chết gần 400 người và khiến nhiều người mất nhà cửa.
Xem thêm: Top 10 Ngọn Núi Cao Nhất Thế Giới
7. Galeras, Colombia
Galeras nằm ở Colombia, gần biên giới với Ecuador. Nó đã phun trào một triệu năm nay. Lần phun trào đầu tiên của nó được ghi lại là vào năm 1580 và đã thường xuyên phun trào kể từ đó. Nó gây ra một mối đe dọa cho thành phố Pasto gần đó. Galeras được cho là không hoạt động vào năm 1978, nhưng bùng phát sau đó chỉ trong 10 năm tức là năm 1988. Trong một Hội nghị về Núi lửa được tổ chức vào năm 1993, vụ phun trào bất ngờ của nó đã giết chết 6 nhà khoa học và một số khách du lịch.
8. Sakurajima, Nhật Bản
Sakurajima là một ngọn núi lửa đang hoạt động, dòng dung nham nối với bán đảo Osumi ở Nhật Bản. Nó đã phun trào hàng năm kể từ năm 1955. Nó là mối nguy hiểm đối với thành phố Kagoshima, nằm dưới chân núi. Lần phun trào gần đây nhất vào năm 2009 đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Kể từ đó, chính phủ đã xây dựng nhiều nơi trú ẩn trên núi lửa.
9. Santa Maria, Guatemala
Một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất, Santa Maria đã phun trào trong vòng 10 thập kỷ qua. Nó cách thành phố Guatemala 130 km và nằm trong Vành đai lửa Thái Bình Dương. Santa Maria có một miệng núi lửa được hình thành sau một vụ nổ xảy ra vào năm 1902. Các trầm tích magma nặng từ các vụ phun trào, đã dẫn đến việc hình thành một khu phức hợp mái vòm có tên là Sanitaguito. Sự va chạm của mảng Cocos và mảng Caribe dẫn đến các vụ phun trào núi lửa. Lần phun trào gần đây nhất xảy ra vào tháng 3 năm 2011.
10. Ulawun, Papua New Guinea
Ulawun là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới. Nó đã có 22 vụ phun trào lớn được ghi nhận kể từ những năm 1700. Các vụ phun trào nhỏ và chấn động xảy ra thường xuyên. Trong số tất cả các vụ phun trào đã từng xảy ra, vụ phun trào bị thiệt hại nặng nề nhất là vụ xảy ra vào năm 1980. Vụ phun trào phun ra tro bụi cao tới 18 km và gây ra sự tàn phá trên diện rộng với diện tích 20 km vuông. Lần phun trào núi lửa cuối cùng xảy ra vào năm 2010.
Xem thêm: Top 10 Ngọn Núi Đẹp Nhất Thế Giới