Chùa cầu duyên được rất nhiều người Việt Nam đi tới, họ đến để cầu cho tình duyên ngày càng hạnh phúc và bền chặt hơn, có người đến cầu tài lộc, may mắn. Và nhân dịp sắp đến Tết mà bạn vẫn còn đang độc thân, hãy nhanh chân đến Top 10 ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng nhất Việt Nam mà mình chia sẻ dưới bài viết này để có thể tìm được một nửa của mình nhé!
1. Chùa Hà (Hà Nội)
Lịch sử: Chùa Hà được xây dựng có 2 truyền thuyết, trải qua bao nhiêu phen binh hỏa, chùa Hà được phá hủy nhiều lần. Đến năm 1680 Chùa vẫn còn lợp mái bằng lá gồi, tường xây bằng gạch vồ. Nhờ buôn bán phát đạt, có 2 gia đình đã tình nguyện xây lại ngôi chùa bằng gạch ngói khang trang hơn.
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức Tự cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình – Chùa Hà nằm trên một mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm. Các công trình kiến trúc của chùa được quy hoạch với không gian thoáng mát, sau cổng có vườn cây xanh, hồ bán nguyệt, cây đa và sân chùa tạo cảm giác thoải mái, yên tỉnh cho khách du lịnh.
Đến chùa Hà bất cứ dịp nào, nhất là những ngày lễ Tết hay ngày rằm, bạn sẽ thấy đông đảo khách thập phương đến cầu chúc may mắn, phước lành. Đặc biệt những người trẻ tuổi, nam thanh thanh nữ tú cũng đến đây để cầu nguyện tình duyên tươi đẹp.
2. Chùa Trấn Quốc (Hà Nội)
Lịch sử: Chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, được xây dựng từ thời Tiền Lý tại thôn Y Hoa gần bờ sông Hồng. Đến thời Lê Trung Hưng chùa được dời trong đê Yên Phụ, và đến các năm 1624, 1628, 1269 chùa được trùng tu và mở rộng. Về sau được tu sửa khang trang như bây giờ.
Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một hòn đảo duy nhất của một hồ nước ngọt lớn nhất ở Hà Nội. Giống với các chùa khác ở Việt Nam, với kết cấu và nội thất của chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắc khe của Phật Giáo. Hai bên nhà thiêu hương là hai dãy hành lang, sau thượng điện là gác chuông, trong đó có ngôi ba gian, mái chông diêm, nằm trên trục sảnh đường chính.
Vào những dịp lễ tết, những khách du lịch không những đi cầu bình an, tài lộc mà họ còn có thể ngắm những cảnh đẹp nên thơ hữu tình. Đặc biệt là những bạn trẻ hay tới đây để cầu duyên, mong cho tình duyên trọn vẹn hơn năm cũ. Đến đây mọi người cũng không quên sắm cho mình những bộ ảnh đẹp.
3. Phủ Tây Hồ (Hà Nội)
Lịch sử: Tục rằng Liễu Hạnh là Quỳnh Hoa bị đày xuống trần gian vì làm vỡ cái ly ngọc quý. Xuống hạ giới nàng chu du, khàm phá khắp mọi miền, qua Tây hồ dừng lại, phát hiện ra đây là nơi địa linh sơn thủy hữu tình bèn mở quán nước làm cớ vui. Trạng nguyên Phùng Khắc khoan trong lần đi dạo chơi, bèn vào quán tiên chúa và tâm đầu ý hợp. Tiên chúa ở đây không ai biết, chỉ biết Phùng Khắc Khoan trở lại không tìm thấy nên lập đền thờ để tri ân người.
Phủ Tây Hồ được coi là một trong những chốn linh thiêng nhất trong hệ thống đình chùa của Hà Nội. Tam quan vào cổng Phủ Tây Hồ đắp đao lửa, mái làm giả ngói ống, dưới diềm khắc 4 chữ Hán “Phong đài nguyệt các” (Đài gió gác trăng), câu đối hai bên trụ nói về sự tích Phùng Khắc Khoan gặp Liễu Hạnh. Qua cổng Tam Quan là sân phủ rộng rãi chạy sát hồ nước. Trong sân phía bên trái có lầu Cậu, phía bên phải có lầu Cô, tả dương hữu âm, tả phù hữu bật. Chùa được xây dựng với lối kiến trúc lâu quán của Đạo giáo, cư cao lâm hạ quan sát tứ phương.
Đến với Phủ Tây Hồ không chỉ cầu an, tài lộc mà còn để cầu duyên trọn vẹn, gia đạo hạnh phúc. Những ngày cuối năm Phủ Tây Hồ đặc biệt đông đúc, bạn có thể bắt gặp những hình ảnh nam thanh nữ tú lững thững một mình viếng chùa chủ yếu đến để cầu nhânduyên trọn vẹn.
4. Chùa Láng (Hà Nội)
Lịch sử: Chùa tương truyền được xây dựng vào thời vua Lý Thánh Tông, chùa thời Thiền sư Tử Đạo Hạnh. Theo truyền thuyết, nhà sư này đã đầu thai làm con trai một nhà quý tộc Sùng Hiền hầu, em vua Lý Nhân Tông.
Do sự tích ấy mà con của Lý Thần Tông là Lý Anh Tông đã cho xây cất Chiêu Thiền Tự – Chùa Láng sau này để thờ vua cha và tiền thân của Người là thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Cổng chùa ngoài cùng bao gồm bốn cột vuông với ba mái cong không chùm lên cột mà gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn hai mái bên, trên cổng có tấm hoành phi lớn đề chữ ” Thiền Thiên Khải Thánh “. Giữa sân có chiếc sập đá, nơi đặt kiệu trong các ngày lễ hội. Kiến trúc chùa hòa hợp với thiên nhiên, vừa uy nghiêm, tĩnh mịch vừa cổ kính. Chính vè thế, chùa Láng đã từng được coi là đệ nhất tùng lâm (rừng thông đẹp nhất) ở chốn Kinh kỳ xưa.
Người ta cho rằng chùa Láng là ngôi chùa linh thiêng bật nhất xứ Hà thành vì cho đến nay vẫn còn giữ được nét cổ xưa, lưu giữ tượng phật cổ trang nghiêm. Nhiều bạn trẻ thường lui tới chùa vào những dịp đầu năm mới để khấn cầu duyên, mong năm mới sẽ gặp được ý trung nhân đời mình.
5. Chùa Duyên Ninh (Ninh Bình)
Lịch sử: Tương truyền, Chùa Duyên Ninh là nơi các công chúa thời Đinh-Lê thường qua lại. Sau này khi Lý Thái Tông trở về đây dẹp loạn Khai Quốc Vương đã đổi tên chùa thành chùa Duyên Ninh.
Chùa Duyên Ninh là ngôi chùa cổ còn được gọi là chùa Cầu Duyên. Tương truyền rằng nơi đây Hoàng hậu Phất Ngân đã tác hợp cho nhiều đôi lứa thành đôi và từ đó Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở cố đô Hoa Lư. Chùa Duyên Ninh còn là di tích đặc biệt thuộc khu di tích Cố đô Hoa Lư và cũng nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An – Ninh Bình.
Chùa Duyên Ninh được xem là một trong những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Vì lẽ đó vào những dịp lễ Tết, chùa Duyên Ninh được trang trí rất khang trang, thu hút nhiều bạn trẻ tìm đến chùa để cầu duyên trong dịp đầu xuân năm mới, và cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho gia đình.
6. Chùa Ba Vàng ( Quảng Ninh)
Lịch sử: Theo nội dung khắc trên cây hương đá trước cửa chùa thì chùa xưa được dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh (tức năm 1706) và ngôi chùa lúc đó được gắn liền với tên tuổi Ngài Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác (1659 – 1758). Tuy nhiên, căn cứ vào những dấu tích di chỉ được các nhà khảo cổ thêm thì ngôi chùa còn có thể được xây dựng từ sớm hơn, tức là vào thời Trần thế kỷ thứ 13.
Chùa Ba Vàng là một ngôi chùa tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc Phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Từ năm 2007, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, thuộc hệ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử được nhân dân địa phương thỉnh về trụ trì chùa. Dù gặp những rắc rối không đáng có trong thời gian qua song cũng không phủ nhận chùa Ba Vàng là nơi linh thiêng, thu hút đông đảo mọi người đến cầu an, tài lộc cho mình và gia đình. Trong những ngày cuối năm, rất nhìu bạn trẻ đến với chùa Bà Vàng để cầu may mắn cũng như cầu duyên tình đẹp cho năm mới.
7. Chùa Linh Ứng – Bãi Bụt ( Đà Nẵng)
Lịch sử: Vào thời vua Minh Mạng, có một pho tượng phật không biết từ đâu trôi dạt về bãi cát nơi đây. Dân chài ven biển đã phát hiện, cho đó là điềm lành, họ lập am thờ tự. Ngài Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn xuất hiện cứu người vượt vòng trầm luân. Từ đó, bãi cát nơi mà tượng phật dạt vào có tên gọi là Bãi Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian, cũng chính là nơi dựng lên chùa Linh Ứng ngày nay.
Chùa Linh Ứng – Bãi Bụt là một trong ba ngôi chùa cùng mang tên Linh Ứng ở Đà Nẵng (chùa Linh Ứng Non Nước, chùa Linh Ứng Bà Nà, Linh Ứng Bãi Bụt). Không rõ là do vô tình hay do chữ duyên mà cả ba ngôi chùa đều được tọa lạc trên những vị thế đắc địa của thành phố Đà Nẵng, tạo thành một “tam giác” linh thiêng trong thành phố. Đó là chùa Linh Ứng Non Nước, nằm trên hòn Thủy sơn của một trong 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là ngôi chùa to nhất, mới nhất và đẹp nhất trong 3 ngôi chùa cùng tên trên.
Khách du lịch hay đến với chùa Linh Ứng để tìm cảm giác yên bình, thoải mái trong sự linh thiêng. Cũng như cầu sức khỏe, bình an cho gia đình, may mắn và tình duyên trọn vẹn trong năm mới.
8. Chùa Ngọc Hoàng (Tp. Hồ Chí Minh)
Lịch sử: Ngôi chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20. Theo học giả Vương Hồng Sến, thì Lưu Minh là người “ăn chay ròng, giữ đạo Minh Sư, lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh, xuất tiền tạo lập chùa vừa để thờ phượng vừa để làm nơi hội kín”… Năm 1982, Hòa Thượng Thích Vĩnh Khương đến tiếp quản điện thờ. Kể từ đó điện thờ này thuộc về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Đến năm 1984, thì điện Ngọc Hoàng được đổi tên là “Phước Hải Tự”.
Chùa Ngọc Hoàng (chùa Phước Hải) – Q.1, TP.HCM) từ lâu đã nức tiếng về việc cầu duyên. Đến đây, người người ghé tai nhau rằng, chỉ cần thành tâm và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ cầu được con, cầu được tình duyên mau tới. Nhìều thanh niên nam nữ đến với chùa Ngọc Hoàng trong những dịp lễ Tết, ngày rằm không chỉ để cầu may mắn hạnh phúc mà họ còn đến để tạo cho mình những bức ảnh tươi đẹp với khung cảnh ấm áp của chùa.
9. Chùa Bà Thiên Hậu ( Tp. Hồ Chí Minh)
Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng của người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”. Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh, giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương.
Nhiều người đến đây vào ngày đầu năm mới cầu mong bình an cho đình, tài lộc cho bản thân cũng như bày tỏ lòng thành kính hướng phật. Bạn cũng không khó bắt gặp những nam thanh nữ tú đua nhau đến đây cầu mong năm mới sẽ tìm được ý trung nhân như ý hoặc những người đã có gia đình cầu gia can êm đẹp.
10. Chùa Bà Ấn Độ (Mariamman)( Tp. Hồ Chí Minh)
Đền Bà Ấn là tên mà người dân thường dùng để gọi ngôi đền (có người gọi là chùa) Ấn Độ giáo, hiện tọa lạc ở số 45 đường Trương Định, quận 1, Tp.HCM. Đền có tên gốc là Đền Bà Mariamman, và thờ nữ thần Mariamman. Theo tín ngưỡng của người Ấn, thì đây là vị thần của mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ, sức khỏe dồi dào, hôn nhân suôn sẻ, con cháu đông vui… Không những thế mà hầu như các dịp lễ Tết bạn có thể dễ dàng gặp các bạn trai hoặc các bạn nữ đua nhau đến đây cầu chúc năm mới sẽ tìm được ý trung nhân.